8 LỖI CẦN TRÁNH KHI THIẾT KẾ TỦ BẾP
Không gian bếp của mỗi nhà sẽ được trang bị và sắp xếp khác nhau tùy vào điều kiện. Bên cạnh bàn bếp và chậu rửa, tủ bếp cũng đóng vai trò cốt lõi trong mỗi căn bếp. Một tủ bếp được thiết kế thông minh, hài hòa sẽ giúp căn bếp của bạn bừng sáng. Tuy vậy còn nhiều gia đình không tránh khỏi những lỗi thường gặp khi thiết kế tủ bếp. Những lỗi đó là gì và làm thế nào để có tủ bếp hoàn hảo? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây.
1. Không sử dụng bản vẽ thiết kế cho phòng bếp
Bạn nghĩ rằng chỉ cần góp nhặt các ý tưởng thiết kế sẵn có là sẽ tạo ra được thiết kế phù hợp cho không gian bếp nhà mình và tiết kiệm chi phí. Nhưng đó lại là một sai lầm phổ biến khiến gia chủ vừa lãng phí thời gian, vừa làm cho căn bếp bị chắp vá, không có tính thẩm mỹ.
2. Sử dụng vật liệu nội thất kém bền
Bếp là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, nhiệt độ cao và tần suất sử dụng lớn. Bạn đầu tư sử dụng các vật liệu có độ bền cao sẽ không tốn chi phí sửa chữa, thay mới và sẽ mang đến những trải nghiệm tốt.
Bạn sử dụng gỗ công nghiệp làm tủ bếp thì chắc chắn sẽ gặp phải tình trạng bong tróc, ẩm mốc và mối mọt tấn công. Bởi thành phần cấu tạo gỗ công nghiệp là bột gỗ khi gặp nước sẽ ngấm nên dễ bị trương nở, khiến tủ bếp trở nên mất mỹ quan.
Với thành phần chính là bột nhựa PVC có khả năng chịu nước tuyệt đối, chống mối mọt…cùng ứng dụng đa dạng: tủ bếp nhựa, tủ chậu lavabo, tấm ốp tường, trần nhựa, vách ngăn, Tấm nhựa Zukoplast đang trở thành vật liệu nội thất được ưu chuộng nhất trên thị trường hiện nay.
3. Sắp xếp không khoa học
Tủ bếp nên ở vị trí thuận tiện để bạn không phải di chuyển quá nhiều khi nấu nướng. Bếp – bồn rửa – tủ bếp là nên được sắp xếp cạnh nhau. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian khi thao tác trong bếp. Bạn có thể cân nhắc thiết kế tủ bếp nhà mình theo dạng chữ U hay chữ L. Điều này phụ thuộc vào không gian phòng bếp nhà bạn.
Với tủ bếp treo, hãy chú ý khoảng cách của tủ. Một tủ bếp quá cao so với tầm tay khiến bạn phải kiễng chân. Trái lại, tủ bếp thấp có thể chắn tầm nhìn và dễ cộc đầu gây nguy hiểm. Vị trí của tủ bếp chắc chắn cần được xem xét kỹ càng.
4. Thiếu sáng
Lối thiết kế tủ bếp phổ biến nhất ta thường thấy là các tủ bếp treo ngay trên bàn bếp. Thiết kế này giúp tận dụng tối đa và khá tiện lợi khi nấu nướng. Tuy nhiên vơi tủ bếp bến trên đã che mất khá nhiều ánh sáng cho bàn bếp. Đây là lỗi không được nhiều người để ý cho tới khi thực sự sử dụng căn bếp. Bạn sẽ không muốn mò mẫm nấu nướng trong tình trạng tranh tối tranh sáng phải không nào?
5. Sử dụng tông màu tối
Bạn sở hữu diện tích bếp nhỏ và trần thấp mà lại lựa chọn tông màu tối thì đó là một sai lầm. Điều đó khiến căn bếp nhà bạn trở nên chật chội hơn.
Sử dụng những gam màu sáng, trung tính là sự lựa chọn đa năng do phù hợp với mọi phong cách và dễ dàng kết hợp với các đồ trang trí. Màu sắc sáng giúp căn phòng trở nên rộng rãi, sáng sủa, rộng rãi và sạch sẽ hơn.
6. Tường thô cứng ngăn phòng
Trước đây, thường sử dụng các bức tường gạch để phân chia không gian nhưng quá cồng kềnh, tốn kém chi phí. Diện tích chung cư giờ đây cũng khá hạn chế nếu sử dụng tường gạch sẽ tạo sự bí bách và giải pháp thông minh là sử dụng vách nhựa ngăn phòng. Với vách ngăn nhựa vừa tạo sự thông thoáng, dễ dàng thi công, lắp đặt, di chuyển và mang đến tính thẩm mỹ cao.
7. Hệ thống thông gió, khử mùi kém
Nếu không có hệ thống thông gió, hút mùi, thức ăn sẽ từ bếp toả ra khắp nhà và bám rất lâu gây cảm giác khó chịu. Chính vì thế, khi thiết kế bếp cần lưu ý vấn đề này và nên sử dụng những chiếc máy hút mùi hiện đại để tuần hoàn không khí và thải mùi trong bếp ra khỏi nhà.
8. Không gian lưu trữ bị lãng phí
Một lỗi phổ biến nữa trong thiết kế bếp đó là bỏ phí không gian lưu trữ hữu ích khiến căn bếp trở nên bừa bộn. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể dùng những kệ tủ giúp tận dụng mọi không gian trong bếp, đảm bảo đồ vật nằm đúng nơi, đúng chỗ. Bạn cũng có thể dùng tủ treo, tủ cao, hay rổ kéo, kệ tủ trượt ra từ góc hay kệ tủ rượu âm để tối ưu hóa không gian lưu trữ trong bếp.