Ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả được. Nhưng bạn đã biết ý nghĩa của mâm ngũ quả không? Ý nghĩa của mỗi loại quả được bày trên mâm ngũ quả? Hãy cùng Zukoplast cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguồn gốc của mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ đạo Phật và được  nhắc đến trong Kinh Vu Lan Báo Hiếu với câu ”trái cây năm màu”. 5 màu chính là đại diện cho 5 căn bao gồm: Tín Căn (Lòng tin), Tấn Căn (Ý chí kiên trì), Niệm Căn (ghi nhớ), Định Căn (Tâm không loạn), Huệ Căn (Sáng suốt).

Thông qua 5 loại quả, như thể hiện tấm lòng hiếu thảo, đạo lý uống nước nhớ nguồn của con cháu đối với ông bà cha mẹ. 

2. Ý nghĩa của mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong trang trí Tết cổ truyền của người Việt. Có thể nói, mâm ngũ quả là nét đẹp tín ngưỡng không thể thiếu của người Việt khi Tết đến xuân về. Một mâm ngũ quả tinh tế bày trên bàn thờ không chỉ mang đến không khí Tết Xuân rộn ràng, vui tươi mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc: Mâm ngũ quả thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn và lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên và những người đã khuất. Mâm ngũ quả dường như chứa đựng nhiều lời chúc, lời chúc của gia chủ, năm mới mọi điều thuận lợi, bình an, hạnh phúc.

Theo quan niệm dân gian, số 5 là con số rất tốt trong Phong thủy, tượng trưng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững. Các loại quả tượng trưng cho vũ trụ, và hạt bên trong mỗi quả tượng trưng cho các vì sao. Tất cả hòa quyện vào nhau như thể hiện đất trời giao thoa, âm dương hòa hợp, vạn vật đều sinh sôi nảy nở và phát triển. 

3. Ý nghĩa của mỗi loại quả trên mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả bày ngày tết của  mỗi gia đình, mỗi miền thường không giống nhau. Tuy nhiên, mỗi loại quả sẽ có mỗi ý nghĩa khác nhau và đều mang ý nghĩa tốt đẹp.

  • Quả chuối: tượng trưng cho con cháu sum vầy, đoàn tụ được bao bọc và che chở trong bàn tay ông bà, cha mẹ.
  • Phật Thủ: đại diện cho bàn tay Phật che chở cho cả gia đình.
  • Quả bưởi: thể hiện mong muốn an khang và thịnh vượng
  • Lê: tượng trưng cho sự thành đạt, mọi việc trơn tru, suôn sẻ và thăng tiến trong công việc 
  • Lựu: nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống
  • Đào: với ý nghĩa là sự thăng tiến
  • Táo: với ý nghĩa là phú quý và giàu sang
  • Thanh long: biểu tượng cho rồng mây hội tụ, mang ý nghĩa phát tài phát lộc
  • Dưa hấu: sự dư giả và giàu sang, màu đỏ dưa đại diện cho sự may mắn
  • Sung: mong muốn một cuộc sống sung sướng, sung mãn, sức khỏe dồi dào
  • Đu đủ: với ý nghĩa đầy đủ và sự thịnh vượng
  • Xoài: cầu mong không bị thiếu thốn
  • Mãng cầu: cầu chúc cho mọi việc được như ý, công việc thuận lợi.
  • Dừa: mọi thứ vừa đủ, không túng thiếu
  • Quả quýt: mang ý nghĩa đại cát, đại lợi
  • Quả cam: tượng trưng cho sự thành đạt 
  • Quả dứa ( quả thơm): đem đến may mắn, thơm tho và sự sung túc cho gia đình.
  • Quả hồng: hồng hào, tươi tốt tượng trưng cho sự thành đạt. 

4. Những lưu ý khi lựa chọn mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả thường được bày lên bàn thờ vào ngày 30 Tết. Vì vậy, không nên mua trái cây quá sớm và không nên chọn những quả chín đẹp, vì để lâu sẽ bị héo và hỏng. Nên lựa chọn những quả già và vừa chín. Bạn nên dùng khăn ẩm lâu sạch vỏ của những loại trái cây này, tránh rửa với nước sẽ làm quả nhanh héo, dễ bị thối vì có những chỗ bị đọng nước.

Mâm ngũ quả là một nét đẹp truyền thống của người Việt trong ngày Tết. Nét đẹp này đã được truyền từ đời này sang đời khác. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nét đẹp truyền thống này.

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




0343448329 0988998280
popup

Số lượng:

Tổng tiền: