9 LƯU Ý KHI LÀM TỦ BẾP NHỰA CAO CẤP

Những năm trở lại đây tủ bếp nhựa luôn được các gia đình quan tâm nhiều hơn. Tủ bếp nhựa có nhiều ưu điểm vượt trội như không ẩm mốc, mối mọt, cong vênh....và giúp tôn thêm vẻ đẹp và ấn tượng của ngôi nhà bên cạnh không gian phòng khách, phòng ngủ. Tuy nhiên việc làm một bộ tủ bếp nhựa chưa bao giờ là thực sự dễ dàng. Hôm nay Đại Phát Hoàng Hà sẽ đưa ra các lưu ý khi làm tủ bếp nhựa để các bạn tham khảo.

1. Về kích thước

Về cơ bản tủ bếp nhựa sẽ được chia làm hai khối tủ chính: tủ dưới và tủ trên. Tủ dưới có chiều sâu phần là 580mm, mặt đá 600mm. Chiều cao tủ dưới khoảng từ 810-850mm. Đây là kích thước chuẩn và phù hợp với người Việt Nam.

Tủ trên một tầng sẽ có chiều cao 700-800mm tùy theo thiết kế và công năng. Chiều sâu là 350mm tạo sự cân đối và tiện lợi nhất khi nấu nướng. Khoảng cách giữa tủ dưới và tủ trên khoảng 600-700mm. Tuy vậy các kích thước có thể điều chỉnh xê dịch để phù hợp nhất với gia đình bạn. 

2. Về kiểu dáng

Có nhiều kiểu dáng tủ bếp nhựa được thiết kế kèm theo nhiều phong cách. Các kiểu dáng phổ biến hay thấy nhất là thiết kế chữ i, chữ L. Hai kiểu dáng này phù hợp với không gian hầu hết các căn bếp, nó tạo sự rộng rãi, cảm giác thoáng mát cho căn bếp.

Với những không gian bếp rộng lớn hơn, bạn có thể lựa chọn thiết kế chữ u hay song song, có thể kết hợp bàn đảo để tăng tính thẩm mỹ, nâng tầm không gian bếp thêm sang trọng, đẳng cấp hơn nữa.

3. Về chất liệu

Khi lựa chọn chất liệu, đa số chúng ta thường lựa chọn theo đám đông. Tuy nhiên, nhựa thì có nhiều hãng và nhiều dòng nhựa, bạn cần lưu ý kĩ trước khi làm nhé.

Môt số dòng nhựa được ưa chuộng hiện nay và kinh phí rất hợp lý là tủ bếp nhựa Zukoplast, dòng tủ bếp nhựa này rất đẹp và bền bỉ, đây là một trong những sự lựa chọn tối ưu cho bạn.

4. Về màu sắc

Với công nghệ như hiện nay, chúng tôi có thể nói là bạn thích màu gì sẽ có màu đó. Tùy theo sở thích mà bạn có thể lựa chọn màu tủ bếp nhựa, tuy nhiên tủ bếp hiện đại hiện nay đang được ưa chuộng các màu đen, trắng, xám… Những màu này trung tính và hài hòa với mọi không gian. Nhưng nếu bạn thích sự độc đáo thì những màu như xanh, đỏ, vàng.. sẽ xuất hiện trên tủ bếp nhà bạn.

Nếu bạn thích một không gian bếp ấm cúng, đôi nét truyền thống thì lựa chọn mã màu như Zuko 06, Zuko 10, Zuko 66. 

Còn nếu bạn thích kiểu cách đơn giản nhưng hiện đại thì các mã màu như Zuko 01, Zuko 02, Zuko 16, Zuko 22, Zuko 18 sẽ là lựa chọn của bạn. Nhựa nội thất Zukoplast đa dạng về mã màu, do đó luôn luôn đáp ứng được nhu cầu của bạn về sở thích, phong thủy.

5. Hướng tủ bếp phong thủy

Phong thủy là yếu tố quan trọng cho nhà bếp, mang tới tài lộc, may mắn cho gia chủ khi bạn biết lựa chọn tủ bếp với cách bố trí phù hợp. Hướng của tủ bếp chính là hướng của những đồ dùng quan trọng trong phòng bếp. Bạn không nên đặt bếp ở những vị trí quá lộ liễu, người dùng nhìn thẳng hoặc quay lưng ra cửa.

Bạn cũng không nên đặt bếp ở gần nhà vệ sinh vì liên quan tới suy nghĩ và tinh thần của các thành viên trong gia đình.

Hướng bếp nấu và nhà bếp phải được đặt theo hướng lành của người chủ trong gia đình, giúp cho hòa khí trong gia đình không bị ảnh hưởng. Các thành viên trong gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc trong sức khỏe, công việc của mình.

6. Vị trí tủ bếp và phong thủy căn nhà

Một không gian bếp hợp phong thủy thì hệ tủ bếp chính phải được đặt sát tường, góc cạnh của căn phòng vừa mang đến tính thẩm mỹ cho không gian vừa giúp cho gia chủ có cảm giác vững tin, an tâm trong làm ăn. Còn với tủ bếp phụ – đảo bếp thì hoàn toàn có thể đặt ở giữa phòng bếp.

Phòng bếp của gia đình cũng không được chông chênh ở giữa căn nhà. Nó phải được bố trí, sắp xếp ở vị trí sau cùng, hay 1 góc cạnh nào đó của ngôi nhà để cho tổng quan ngôi nhà được cân bằng, hài hòa.

Tuy nhiên, có 1 lưu ý trong việc thiết kế phòng bếp nữa mà bạn cần biết đó là không được xây kín 4 bức tường, nhà bếp phải nên có 1 mặt hướng về không gian thông thoáng như: ban công, cửa sổ, sân vườn… Nhằm mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái cho người nội trợ mỗi khi bước vào bếp thực hiện hoạt động nấu nướng.

7. Lưu ý về bếp nấu và chậu rửa

Bếp nấu là hỏa, chậu rửa là thủy. Vậy nên tuyệt đối không để bếp và chậu sát nhau hoặc đối diện thẳng nhau. Bạn có thể để chúng trên cùng một cạnh của tủ bếp nhưng cách nhau khoảng 600mm. Có thể bố trí song song nhưng phải lệch nhau (tuyệt đối không để đối xứng). Sự sắp xếp này đem đến sự cân bằng, mang lại nhiều tài lộc hơn cho gia đình.

8. Lưu ý về các thiết bị, phụ kiện có trong tủ bếp

Nói về tủ bếp các bạn có khi không quan tâm nhiều tới thiết bị, phụ kiện. Nhưng để có một bộ tủ thật sự hoàn hảo thì thiết bị, phụ kiện bếp là cực kỳ quan trọng.

Việc lựa chọn bếp, máy hút mùi, chậu rửa giờ đây không chỉ là công năng tốt mà còn cả tính thẩm mỹ cao. Các thiết bị này cũng cần được sắp xếp một cách hợp lý để mang đến sự thuận tiện nhất khi sử dụng.

Kính ốp bếp và mặt đá tủ bếp cũng là việc bạn cần chú ý. Kính ốp thay cho gạch ốp tường là một sự lựa chọn tốt hơn. Kính thẩm mỹ hơn và dễ lau chùi. Giờ đây cũng rất ít người sử dụng bệ bê tông. Mà thay vào đó là mặt đá tủ bếp với tính thẩm mỹ và dễ dàng vệ sinh hơn nhiều.

Các phụ kiện khác như giá kệ inox, tay nắm, bản lề, ray trượt bạn cũng nên chú ý nâng cấp. Vì bản lề, ray trượt giảm chấn sẽ khiến bạn thoải mái hơn rất nhiều khi sử dụng.

9. Lưu ý về đơn vị thi công tủ bếp

Tiêu chí để đánh giá một đơn vị kinh doanh uy tín???

  • Tuổi đời hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã lâu chưa?
  • Sản phẩm làm ra có đạt yêu cầu chất lượng hay không?
  • Sản phẩm đơn vị đó cung cấp có đa dạng hay không?
  • Đánh giá qua website và các trang mạng xã hội và qua các công trình thực tế.
  • Đánh giá qua thái độ làm việc của nhân viên, showroom và xưởng sản xuất.

Hơn tất cả các yếu tố trên, khi làm tủ bếp nhựa bạn cần lưu ý lựa chọn đơn vị thi công. Một đơn vị kinh nghiệm, uy tín mới cho bạn tư vấn đúng và phù hợp. Cũng như bạn sẽ yên tâm hơn về chất lượng vật liệu, chế độ bảo hành, bảo trì.